100+ Mẫu Trần Thạch Cao Đẹp, Đơn Giản & Mới Nhất 2024

Trần thạch cao là giải pháp trang trí và cách âm hiệu quả cho không gian nội thất, mang đến vẻ đẹp sang trọng, hiện đại và tính tiện ích cho mọi công trình. Hãy cùng Tongkhothachcao.com khám phá ngay các mẫu thiết kế đẹp, hiện đại cùng với ưu điểm và lưu ý khi lựa chọn qua bài viết dưới đây.

Bạn đã nhàm chán với trần nhà đơn điệu? Trần thạch cao chính là giải pháp tuyệt vời để biến hóa không gian bên trong ngôi nhà trở nên sang trọng và độc đáo hơn.

Trần thạch cao là gì ?

trần thạch cao đóng vai trò không thể thiếu trong việc nâng cao giá trị thẩm mỹ

Trần thạch cao là loại trần được làm từ tấm thạch cao, được gắn chặt vào hệ khung xương vững chắc, kết nối với cấu trúc chính của tầng trên. Loại trần này còn được gọi là trần giả hoặc lớp trần thứ hai nằm dưới trần nhà gốc.

Hiện nay, trang trí trần thạch cao được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình xây dựng lớn và nhỏ. Trong lĩnh vực thiết kế nội thất, nó đóng vai trò không thể thiếu trong việc nâng cao giá trị thẩm mỹ cho công trình. Trần thạch cao đã thay thế cho trần đúc, trần đổ xi măng và các vật liệu xây dựng truyền thống khác mang lại sự hợp lý và vẻ đẹp hoàn hảo cho ngôi nhà bạn.

Cấu tạo trần thạch cao

cau tao gom 3 phan chinh

Trần thạch cao cấu tạo gồm 3 bộ phận chính sau:

  • Tấm thạch cao: Chức năng tạo mặt phẳng cho trần, kết nối trực tiếp với thệ thống khung xương bằng vít chuyên dùng.
  • Khung xương thạch cao: Hỗ trợ giữ vững hệ trần đóng vai trò làm khung trụ và nơi treo các tấm(miếng) thạch cao. Đồng thời, giúp tăng cường khả năng chịu lực và kéo dài tuổi thọ cho toàn bộ công trình.
  • Sơn bả hoàn thiện: Khi công đoạn lắp ráp hoàn tất, lớp sơn bả giúp tạo bề mặt nhẵn mịn, đồng đều màu sắc và tính thẩm mỹ cao cho trần.

Ngoài ra, để làm cho trần thạch cao trở nên đẹp mắt hơn, bạn cũng có thể sử dụng thêm các vật liệu khác như: Gương, PVD, nhựa PU,…

Các loại trần thạch cao phổ biến

Hiện nay, 2 loại trần thạch cao phổ biến nhất là trần chìmtrần nổi. Tham khảo qua bảng tóm tắt và cùng Tong Kho Thach Cao đi tìm hiểu chi tiết nhé!

Theo cấu tạo Theo chức năng Theo kiểu dáng
Trần thạch cao thả Trần thạch cao chống nóng Trần thạch cao hiện đại
Trần thạch cao chìm Trần thạch cao tiêu âm Trần thạch cao tân cổ điển
Trần thạch cao giật cấp Trần thạch cao chống cháy Trần thạch cao cổ điển
Trần thạch cao phẳng Trần thạch cao chống ẩm Trần thạch cao Indochine

Bảng phân loại trần

Trần thạch cao chìm – Hệ trần xương chìm

Khung xương thạch cao bao gồm: U gai, U xương cá và V viền tường góc.

Ty treo khung xương gồm ty ren và ty tròn treo trần, tùy thuộc vào đặc điểm của công trình.

Tấm thạch cao là tấm phẳng có độ chắc, không võng và độ linh hoạt cao nên có thể tạo hình đa dạng đồng thời có tính khô ráo. Lựa chọn thi công loại trần này mang lại nhiều ưu điểm. Tuy nhiên, cũng có một số nhược điểm mà khách hàng cần chú ý, sẽ được trình bày ở phần dưới.

Sơn bả matit là công đoạn hoàn thiện cuối cùng, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một diện mạo mới cho trần nhà.

trần thạch cao mới nhất hệ trần chìm

trần thạch cao khung xương chìm
Mẫu trần thạch cao chìm giật cấp hở

Trần thạch cao phẳng

Loại trần được thiết kế đơn giản và tinh tế, dùng tấm thạch cao để tạo ra một bề mặt phẳng liền mạch trên toàn bộ trần. Thiết kế trần phẳng phù hợp với nhiều phong cách nội thất khác nhau, đặc biệt là những không gian theo phong cách kiến trúc hiện đại và tối giản.

mẫu trần phẳng thạch cao gắn led âm đơn giản

thiết kế trần thạch cao đẹp

mau tran thach cao phang phong ngu

mau tran thach cao ket hop led

Trần thạch cao giật cấp

Thiết kế trần thạch cao giật cấp nổi bật, sử dụng tấm thạch cao để tạo ra các cấp độ(1,2,3) trên trần nhà. Mỗi cấp được nâng lên hay hạ xuống so với cấp liền kề, tạo nên một hiệu ứng độc đáo và sinh động. Trần nhà thạch cao giật cấp được nhiều khách hàng yêu thích lựa chọn khi thiết kế phong cách kiến trúc tân cổ điển, cổ điển đem lại sự sang trọng và hiện đại.

mau tran thach cao giat cap hat led sang trong
Mẫu trần giật cấp trang trí đèn Led hắt sáng đẹp hút hồn
mau tran giat cap phong cach ta co dien
Mẫu trần thạch cao giật cấp phong cách tân cổ điển

tran giat cap

các mẫu đóng trần thạch cao giật cấp đẹp

Mẫu trần thạch cao phòng bếp với hệ thống phào chị sang trọng
Mẫu trần thạch cao với hệ thống phào chị sang trọng

trant hach cao giat cap luon song

Trần thạch cao nổi – Khung trần nổi

Trần thạch cao nổi có cấu tạo gồm khung xương và tấm thả. Hệ trần nổi tương tự như hệ khung xương chìm: bao gồm thanh xương chính, xương phụ, thanh V viền tường và tấm thả thạch cao 600x600mm hoặc 600x120mm.

la phong thạch cao đẹp trần thả

Ưu điểm & nhược điểm của trần thạch cao là gì?

Ưu điểm

Đa dạng mẫu mã, thẩm mỹ cao

Trần thạch cao là một loại trần đẹp và phổ biến, trở thành xu hướng năm 2024. Hiện nay, có nhiều kiểu dáng khác nhau, phù hợp với các phong cách thiết kế như: Cổ điển thanh lịch, hiện đại, sang trọng, đơn giản,… Bạn có thể dễ dàng chọn lựa để trang hoàng cho ngôi nhà của mình và hòa quyện với nội thất phòng khách.

Độ bền cao

Trần thạch cao sẽ có tuổi thọ dài hơn nhựa, gỗ công nghiệp. Ngoài độ bền cao tấm trần với khả năng chống cháy, chống ẩm, cách nhiệt,… đa dạng tính năng trong một sản phẩm.

Tiện lợi và dễ dàng thi công

Ngoài tính thẩm mỹ cao và chất sượng siêu bền mà tấm trần thạch cao có trọng lượng nhẹ, dễ cắt, uốn nắn nên rất dễ tạo hình và thi công. 

Đặc biệt, trần thạch cao an toàn với sức khỏe người dùng và môi trường, không phát sinh các khí độc hại trong suốt quá trình sử dụng. Đồng thời, cũng dễ tháo dỡ khi không sử dụng.

trần thạch ao độ bền cao, tính thẩm mỹ cao, dễ thi công

Nhược điểm:

Giá thành cao: Tùy thuộc vào chất lượng và mẫu mã, giá thành thi công trần có thể cao hơn so với một số vật liệu thông thường.

Khó vệ sinh và bảo dưỡng: Bề mặt trần thạch cao dễ bám bụi và ố vàng, việc vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ là cần thiết.

Khả năng chịu nước kém: Thạch cao ít chịu được nước ở thời gian dài nên không phù hợp với những khu vực ẩm ướt như phòng tắm, nhà vệ sinh hay phòng bếp. Giải pháp bạn có thể lựa chọn loại thạch cao chống ẩm.

nhuoc diem gia thanh cao, kho ve sinh

Những mẫu trần thạch cao đẹp đơn giản, hiện đại, mới nhất năm 2024

Mẫu trần thạch cao phòng khách

Năm 2024, tiêu chí đơn giản nhưng vẫn đảm bảo sự hiện đại đã được các chủ nhà đặt lên hàng đầu trong việc thiết kế nhà ở. Trong đó, những kiểu trần thạch cao đẹp vẫn là một lựa chọn phổ biến trong thiết kế phòng khách với diện tích rộng. Với mẫu trần thạch cao hiện đại cho phòng khách này, không cần phải quá quan tâm đến các chi tiết nhỏ thay vào đó, một thiết kế độc đáo với đèn LED đơn giản sẽ giúp căn phòng tươi sáng và thoáng đãng.

các mẫu trần nhà thạch cao đẹp phòng khách
Ảnh các mẫu trần thạch cao đẹp cho phòng khách
mẫu trần thạch cao đẹp nhất
mẫu trần thạch cao đẹp kết hợp phào chỉ tường phong cách tân cổ điển

trần thạch cao phòng khách đi chỉ phào viền vàng sang trọng

mẫu trần phòng khách đẹp

mau tran thach cao dep phong khach

mẫu trần thạch cao mới nhất 2024

mau tran thach cao thiet ke don gian dep cho phong khach

Mẫu trần thạch cao phòng ngủ đẹp

Mẫu trần thạch cao phòng ngủ đẹp là một lựa chọn tuyệt vời để trang trí cho phòng ngủ của bạn. Với nhiều kiểu dáng thiết kế đa dạng, từ trần la phong thả đến trần phẳng, giúp không gian phòng ngủ của bạn trở nên hiện đại, sang trọng và ấm áp. Bên cạnh đó, việc lắp đặt trần thạch cao còn giúp điều chỉnh ánh sáng và âm thanh phòng ngủ, tạo cảm giác thoải mái, êm ái cho giấc ngủ của bạn.

tổng hợp trần thạch cao đẹp

thiết kế trần thạch cao phòng ngủ hiện đại
thiết kế trần thạch cao phòng ngủ hiện đại trang trí đèn trùm mới nhất
trần thạch cao phong cách tân cổ điển phòng ngủ
trần thạch cao phong cách tân cổ điển phòng ngủ

mẫu trần thạch cao phòng ngủ đẹp

mau tran phong ngu dep

mau tran thach cao tan co dien phong ngu dep

Mẫu trần thạch cao phòng bếp

Mẫu trần thạch cao phòng bếp là một trong những lựa chọn tuyệt vời để tăng thêm vẻ đẹp cho khu bếp nhà bạn. Với nhiều kiểu dáng thiết kế đa dạng, từ la phong trần thả đến trần phẳng, giúp căn bếp trở nên hiện đại, sang trọng và sáng sủa hơn.

Bên cạnh đó, việc lắp đặt trần thạch cao còn giúp bạn điều chỉnh ánh sáng và âm thanh cho nhà bếp tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu khi nấu nướng. Ngoài ra, nó còn giúp che giấu các chi tiết điện, ống dẫn và các thiết bị khác trong bếp tạo cho bạn một không gian gọn gàng, sạch sẽ và tiện nghi.

mau tran thach cao giat cap trang tri den led

mau tran thach cao hinh tron phong bep

mẫu trần thạch cao phòng bếp sang trọng đẳng cấp
mẫu trần thạch cao phòng bếp sang trọng đẳng cấp

mẫu trần thạch cao phòng khách liền bếp đẹp

mẫu trần thạch cao không gian bếp đẹp

Mẫu la phông thạch cao đẹp

La phông thạch cao không chỉ đóng vai trò che chắn cho phần dầm trần mà còn mang đến những giá trị thẩm mỹ vượt trội:

chiêm ngưỡng mẫu la phông thạch cao đẹp

Tính thẩm mỹ cao: La phông thạch cao sở hữu khả năng điêu khắc tạo hình đa dạng, dễ dàng điều chỉnh kiểu dáng và phong cách (cổ điển, hiện đại , tân cổ điển…) để phù hợp với tổng thể thiết kế nội thất.

Thiết kế sang trọng: Sử dụng phào chỉ thạch cao kết hợp với đèn trang trí tinh tế, mẫu la phông sẽ biến trần nhà trở thành điểm nhấn sang trọng và quyền quý.

thiết kế kiểu la phong thạch cao đẹp hình doremon

Ứng dụng rộng rãi:  La phông thạch cao  không chỉ phù hợp với phòng khách mà còn có thể lắp đặt tại phòng ngủ, phòng bếp hay thậm chí là phòng tắm(với loại chống ẩm mốc).

trần la phông thạch cao đẹp

 

Có nên làm trần thạch cao hay không?

Về khả năng chống cháy, thạch cao được xem là một nguyên liệu tuyệt vời nhờ vào lõi có chứa gần 21% các thành phần về mặt hóa học, có tác dụng làm chậm lại quá trình truyền nhiệt và sự lan truyền của lửa, rất hiệu quả trong việc chống hỏa hoạn. Ngoài ra, tính năng cách nhiệt của tấm thạch cao còn đóng vai trò chống nóng và giảm lượng điện năng tiêu thụ của điều hòa vào mùa hè.

với khả năng cách âm, giảm nhiệt độ trần thạch cao lựa chọn hàng đầu khi thi công nhà ở

Tính cách âm, đây là một yếu tố quan trọng khi thiết kế đặc biệt là những công trình có nhiều không gian sinh hoạt cần sự tách biệt như chung cư, văn phòng, … Thạch cao có thể giảm thiểu sự truyền thanh cho âm thanh vào khoảng 32-60dB. Vì vậy, hệ thống tường và trần thạch cao là giải pháp tốt cho hệ thống cách âm của công trình.

Việc thi công dễ dàng. nhanh chóng là lý do khiến trần thạch cao được ưu ái sử dụng. Với diện tích tấm tương đối lớn nên có thể nhanh chóng bao phủ bề mặt trần. Ngoài ra, thạch cao tương đối nhẹ nên dễ dàng thao tác, chỉ cần khoảng 2-3 công nhân thi công cho một căn hộ. Dụng cụ cần cho lắp đặt cũng tương đối đơn giản, có thể dùng cưa hay dao chuyên dụng để cắt và cố định bằng những loại ốc, vít cùng một số công cụ cầm tay và máy.

mẫu trần thạch cao thiết kế hình tròn

Ngoài các ưu điểm về kỹ thuật, trần thạch cao còn có giá trị thẩm mỹ cao với mẫu mã đa dạng. Bề mặt thạch cao nhẵn mịn nhất trong tất cả các chất liệu nên dễ dàng cho việc sơn phết, vẽ trang trí hay dùng giấy dán tường. Thạch cao tuy nhẹ, nhưng sau khi hoàn thiện vẫn đảm bảo tính bền vững, gia chủ có thể an tâm để lắp thêm hệ thống đèn, quạt trần.

Với những ưu điểm nổi bật hơn hẳn đã giúp trần thạch cao trở nên được ưa chuộng và cũng là lý do chúng ta nên cân nhắc khi đóng trần bởi những lợi ích to lớn mà nó đem lại. Trong quá trình thi công, cần lưu ý chọn lựa chất lượng tấm thạch cao, hệ khung treo cũng như đảm bảo kỹ thuật thi công đúng và chắc chắn để đạt được hiệu quả tốt nhất.

tran thach cao phu hop voi moi khong gian kien truc noi that nhu nha o, van phong,...

Tuy nhiên, trần thạch cao không phù hợp với mọi không gian. Đối với những vị trí có độ ẩm cao, chúng ta nên sử dụng các loại thạch cao chống ẩm hoặc thay thế bằng các loại trần khác như trần nhựa hay trần tôn.

Nhìn chung, trần thạch cao là một giải pháp hữu hiệu cho việc tạo không gian thoải mái, đẹp mắt và tiết kiệm chi phí cho công trình. Bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng và tìm hiểu kỹ về vật liệu, thiết kế cũng như các yêu cầu cần thiết trước khi quyết định sử dụng loại trần này.

Kinh nghiệm lựa chọn kiểu trần thạch cao phù hợp với ngôi nhà

chọn kiểu trần thạch cao phù hợp bới ngôi nhà

Để lựa chọn các kiểu trần thạch cao cho ngôi nhà, bạn cần xem xét các yếu tố sau:

Phong cách thiết kế: Gia chủ nên xác định rõ phong cách thiết kế tổng thể ngôi nhà mà bạn đang theo đuổi. Có rất nhiều kiểu trần từ cổ điển, hiện đại, đến tối giản. Việc lựa chọn kiểu trần phù hợp sẽ giúp ngôi nhà bạn trở nên hài hòa và thẩm mỹ hơn.

Chiều cao trần: Xem xét chiều cao của trần nhà hiện tại, một số kiểu trần đòi hỏi chiều cao tối thiểu để thi công và tận dụng hiệu quả không gian.

Chức năng sử dụng: Mỗi không gian sẽ có chức năng sử dụng khác nhau, do đó việc chọn kiểu dáng trần thạch cao cũng cần phù hợp. Ví dụ, không gian phòng khách thì có thể chọn thiết kế giật cấp sang trọng và ấn tượng, còn với phòng ngủ nên chọn kiểu trần phẳng đơn giản và tinh tế.

Độ bền và khả năng chịu ẩm: Nếu ngôi nhà ở môi trường có độ ẩm cao, bạn nên chọn các loại thạch cao có đặc tính chống nấm mốc. Đối với những khu vực cần độ bền cao, hãy chọn tấm thạch cao chất lượng tốt và hệ khung treo chắc chắn.

Ngân sách: Ngân sách dành cho việc thi công trần nhà của bạn là bao nhiêu?. Các mẫu trần thạch cao có mức giá khác nhau, do đó cần cân nhắc kỹ để lựa chọn mẫu trần vừa với túi tiền.

Ánh sáng và hệ thống chiếu sáng: Lựa chọn vị trí và kiểu đèn phù hợp với trần . Hệ thống chiếu sáng hợp lý sẽ giúp ngôi nhà trở nên ấm cúng, rạng rỡ. Việc lựa chọn đúng vị trí lắp đèn cũng giúp tiết kiệm điện năng và tạo hiệu ứng thẩm mỹ.

Độ dày tấm thạch cao: Nên xem xét độ dày phù hợp, tùy thuộc vào yêu cầu về độ bền, khả năng chịu lực và tính năng cách âm mà lựa chọn.

Thời gian thi công: Nếu thời gian thi công ngắn hãy lựa chọn các mẫu đơn giản và dễ thi công. Ngược lại, nếu thời gian dài hơn bạn có thể lựa chọn các kiểu phức tạp  tạo nên sự độc đáo và ấn tượng.

Tư vấn của chuyên gia: Trong quá trình chọn mẫu trần đừng ngại tìm kiếm sự tư vấn từ các chuyên gia thiết kế nội thất hoặc những người có kinh nghiệm trong lĩnh kiến trúc. Họ sẽ giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp nhất dựa trên yêu cầu và điều kiện của không gian.

Tham khảo ý kiến của gia đình và người thân: Cuối cùng, hãy tham khảo ý kiến của những người trong gia đình và người thân. Họ sẽ đưa ra lựa chọn hợp với sở thích và gu thẩm mỹ của từng người.

Đơn vị thi công trần thạch cao trọn gói

đơn vị thi công trần thạch cao uy tín

Tong Kho Thach Cao là một đơn vị chuyên cung cấp sản phẩm làm từ thạch cao đặc biệt là đóng trần thạch cao đẹp. Chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm nội thất chất lượng cao, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chất lượng và tiến độ. Để đảm bảo sự hài lòng của khách hàng, chúng tôi cung cấp các dịch vụ sau:

  • Sản phẩm đa dạng về kiểu dáng, chất liệu và màu sắc, được làm từ các vật liệu chất lượng cao và được sản xuất bởi những thương hiệu uy tín.
  • Đội ngũ thợ lành nghề, có nhiều kinh nghiệm trong việc thi công trần thạch cao, giúp đảm bảo sản phẩm được thực hiện nhanh chóng và chính xác.
  • Giá cả cạnh tranh, tiết kiệm chi phí của khách hàng.
  • Dịch vụ thi công, từ khâu thiết kế đến lắp đặt và hoàn thiện, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho khách hàng.

Kết luận

Tóm lại, trần thạch cao là một giải pháp tốt cho việc trang trí nội thất. Với nhiều ưu điểm như tính cách âm, cách nhiệt, dễ dàng lắp đặt, tính thẩm mỹ cao và đa dạng về kiểu dáng, chất liệu, màu sắc. Hy vọng từ những thông tin mà Tổng Kho Thạch Cao giới thiệu sẽ giúp bạn có thêm đầy đủ thông tin. Nếu còn bất thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp.

FAQs

Nên làm trần thạch cao hay bê tông khi làm nhà?

Khi làm nhà bạn nên làm trần thạch cao vì nó thường được sử dụng trong các công trình nhẹ, đặc biệt là trong những nơi cần trang trí nội thất. Khả năng cách âm, cách nhiệt và đa dạng kiểu dáng thiết kế.

Nên làm trần thạch cao phẳng hay giật cấp?

Trần phẳng lựa chọn hoàn hảo cho không gian thấp, mang đến sự đơn giản, hiện đại và dễ bảo dưỡng. Trong khi đó, trần giật cấp thích hợp cho không gian lớn và cao, tạo hiệu ứng thị giác độc đáo nhưng khó bảo dưỡng hơn.

Làm trần thạch cao giá bao nhiêu?

Giá thi công trần thạch cao dao động từ 155.000 – 265.000 đồng/m2 tùy loại trần, hãng sản xuất, diện tích thi công, khu vực thi công… Báo giá chưa bao gồm VAT và chi phí nhân công.


Bài viết liên quan

So sánh trần nhôm và trần thạch cao

Ngày nay, bên cạnh trần nhà thạch cao vốn đã quen thuộc, trần nhôm nổi [...]

Báo giá Tấm thạch cao Gyproc Thái Lan

Tấm thạch cao Thái Lan ngày càng được tin dùng bởi chất lượng tốt, mẫu [...]

Sơn lót là gì? Vì sao cần sơn lót cho trần thạch cao?

Bạn đang thi công trần thạch cao cho tổ ấm của mình và phân vân [...]

Quy trình sản xuất tấm thạch cao

Tấm thạch cao vật liệu xây dựng quen thuộc trong các công trình kiến trúc [...]

Trần thạch cao nhà xưởng: Thi công lắp đặt nhanh chóng

Nếu kho xưởng của bạn là trần bê tông thô hoặc mái tôn nóng bức, [...]

Thạch cao là gì? Đánh Giá Ưu Nhược Điểm & Ứng dụng

Bạn có đang thắc mắc thạch cao là gì và được sử dụng như thế [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *