Thạch cao là gì? Đánh Giá Ưu Nhược Điểm & Ứng dụng

Bạn có đang thắc mắc thạch cao là gì? và được sử dụng như thế nào trong đời sống. Nghe có vẻ xa lạ, nhưng thạch cao là loại vật liệu xây dựng quen thuộc! Bài viết này Tongkhothachcao.com sẽ cùng bạn khám phá những điều thú vị từ khoáng vật tự nhiên đến ứng dụng trong đời sống hằng ngày.

Thạch cao là gì?

Thạch cao một loại khoáng vật trầm tích thành phần chính là Calci Sulfat (CaSO4·2H2O) được nghiền thành dạng bột mịn. Nó có màu trắng tự nhiên và dễ dàng tạo hình khi trộn với nước. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, thạch cao có thể được chia thành các loại khác nhau chẳng hạn như:

  • Thạch cao nung: Được nung ở nhiệt độ cao, với khả năng chống cháy và chống ẩm tốt được sử dụng trong xây dựng.
  • Thạch cao siêu cứng: Có độ mịn cao và khô nhanh được dùng trong nha khoa và mỹ thuật.
Bột Thạch cao có thành phần chính là canxi sulfat dihydrat
Bột Thạch cao có thành phần chính là canxi sulfat dihydrat (CaSO4·2H2O)

Những ứng dụng của Thạch Cao trong lĩnh vực: Đời sống, xây dựng & nông nghiệp

Thạch cao không chỉ là vật liệu xây dựng mà còn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Chúng ta cùng khám phá các “Ứng dụng” thú vị của thạch cao nhé!

Xây dựng và Kiến trúc:

  • Vữa thạch cao: Trộn bột thạch cao với nước tạo thành vữa để trát tường, vá lỗ hổng, hoặc tạo các chi tiết trang trí.
  • Tấm thạch cao: Được sử dụng phổ biến cho trần nhà và vách ngăn. Ưu điểm của tấm thạch cao là dễ thi công, chống cháycách âm tốt.
  • Phào chỉ: Những chi tiết trang trí tinh xảo giúp tô điểm cho trần nhà, góc tường, tạo sự sang trọng và tinh tế.
  • Sơn bả: Sơn bả thạch cao có tác dụng làm phẳng bề mặt tường trước khi sơn nước làm nâng cao tính thẩm mỹ của công trình.

Nghệ thuật và Điêu khắc:

  • Tượng thạch cao: Từ thời xa xưa, con người đã sử dụng thạch cao để tạo ra các bức tượng với hình khối sắc nét. Ngày nay, tượng thạch cao được dùng để phục chế các tác phẩm nghệ thuật hoặc làm mô hình.
  • Khuôn đúc: Sử dụng để tạo khuôn mẫu cho tác phẩm điêu khắc từ chất liệu khác.

Y khoa và Nha khoa:

Trong lĩnh vực y khoa, thạch cao được sử dụng để bó bột và cố định các vị trí xương bị gãy. Bên cạnh đó, nha sĩ cũng dùng thạch cao để tạo khuôn răng phục vụ cho việc chữa trị.

Nông nghiệp:

Thạch cao đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực nông nghiệp, mang lại nhiều lợi ích cho đất trồng và cây trồng.
  • Điều chỉnh độ pH: Thạch cao giúp trung hòa đất phèn, giảm độ axit và tăng độ kiềm, tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng.
  • Cải thiện cấu trúc đất: Đồng thời nó làm tăng cường độ rỗng và khả năng thoát nước của đất, hạn chế tình trạng xói mòn và úng ngập, đồng thời giúp rễ cây phát triển tốt hơn.
  • Cung cấp dưỡng chất: Cung cấp canxi và lưu huỳnh, hai dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng.

Hướng dẫn chọn loại thạch cao phù hợp với nhu cầu sử dụng? 

Để lựa chọn được loại thạch cao phù hợp với nhu cầu sử dụng, bạn cần lưu ý một số yếu tố sau:

Mục đích sử dụng

Đây là yếu tố quan trọng nhất quyết định loại thạch cao bạn cần. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến:

  • Thi công trần nhà: Sử dụng tấm thạch cao là lựa chọn phổ biến nhất cho trần nhà vì dễ thi công, đa dạng mẫu mã, giá cả hợp lý.
  • Vách ngăn: Tương tự như trần nhà, vách ngăn cũng sử dụng tấm thạch cao để tạo sự linh hoạt trong thiết kế và thi công.
  • Điêu khắc: Thạch cao nung là lựa chọn phù hợp nhất cho điêu khắc vì độ cứng cao, dễ tạo hình và có độ bám dính tốt.

Loại thạch cao

Dựa vào mục đích sử dụng, bạn có thể lựa chọn các loại thạch cao sau:

  • Thạch cao tiêu chuẩn: Loại thạch cao phổ biến nhất, thích hợp cho thi công trần nhà, vách ngăn.
  • Thạch cao chống ẩm: Phù hợp cho những khu vực ẩm ướt như nhà bếp, nhà vệ sinh.
  • Thạch cao siêu cứng: Dùng cho những ứng dụng đòi hỏi độ cứng cao như điêu khắc, tạo hình phức tạp.
  • Thạch cao cách âm: Giúp giảm tiếng ồn hiệu quả, thích hợp cho văn phòng, phòng học, khu vực cần sự yên tĩnh.
  • Thạch cao chống cháy: Tăng khả năng chống cháy cho công trình, đảm bảo an toàn.

 Độ mịn

Độ mịn của thạch cao ảnh hưởng đến khả năng tạo hình và độ mịn của bề mặt sau khi thi công:

  • Thạch cao thô: Thích hợp cho những ứng dụng không cần độ mịn cao như trát tường, làm phẳng bề mặt.
  • Thạch cao mịn: Ứng dụng công trình cần độ mịn cao như điêu khắc, tạo hình phức tạp.

Thương hiệu

Trên thị trường hiện nay có nhiều thương hiệu thạch cao khác nhau. Bạn nên chọn thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, sản phẩm đạt chất lượng cao để đảm bảo độ bền và an toàn cho công trình.

Những lưu ý khi sử dụng thạch cao 

Để đảm bảo độ bền đẹp và an toàn cho công trình, bạn cần lưu ý một số điều sau khi sử dụng:

Môi trường ẩm ướt:

Thạch cao có khả năng hút ẩm cao, vì vậy nếu sử dụng trong môi trường ẩm ướt như nhà bếp, nhà vệ sinh,… nó rất dễ bị bong tróc và hư hại. Do đó, cần lựa chọn loại thạch cao chống ẩm chuyên dụng cho những khu vực này.

Độ bền:

So với các vật liệu xây dựng khác như bê tông, xi măng, thạch cao có độ bền hạn chế hơn. Do đó, cần lưu ý khi sử dụng cho những hạng mục chịu lực lớn hoặc có yêu cầu cao về độ bền.

Kỹ thuật thi công:

Thi công trần thạch cao hoặc các sản phẩm khác từ thạch cao cần tuân theo đúng kỹ thuật thi công để đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ. Việc thi công không đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng nứt nẻ, bong tróc, ảnh hưởng đến tuổi thọ của công trình.

Tìm hiểu thêm: Thạch cao sống là gì?

Tấm thạch cao làm bằng gì?

Tấm thạch cao được làm bằng sulfate canxi đồng thời có chứa một số phụ gia như chất chống cháy và chất tạo độ bền. Sau đó, hỗn hợp được trộn với nước để tạo thành một chất keo dẻo, sau đó được đổ vào khuôn và để cho chất keo khô và cứng lại. Khi đã khô và cứng, tấm sẵn sàng được sử dụng để lắp đặt trong các công trình xây dựng và trang trí nội thất.

Tấm thạch cao sử dụng để lắp đặt trong các công trình xây dựng và trang trí nội thất

Đặc điểm của tấm thạch cao trong xây dựng

Tấm thạch cao là một sản phẩm xây dựng rất phổ biến nhất hiện nay, được sử dụng rộng rãi trong trang trí nội thất và thi công hệ thống trần, vách ngăn. Tấm thạch cao có nhiều đặc điểm nổi bật như sau:

– Khối lượng nhẹ: Tấm thạch cao nhẹ so với các vật liệu xây dựng truyền thống khác, giúp giảm tải trọng lên công trình và tiết kiệm chi phí vận chuyển.

– Chống cháy: Có khả năng chịu nhiệt cao và giữ được độ ổn định kết cấu khi gặp nhiệt độ cao.

– Cách âm và cách nhiệt: Lợi ích khi sử dụng giúp giảm tiếng ồn và duy trì nhiệt độ ổn định trong không gian sinh hoạt và làm việc.

– Dễ dàng cắt, gia công và lắp đặt: Tấm thạch cao có độ cứng vừa phải, dễ dàng cắt, gia công và lắp đặt theo nhiều hình dạng khác nhau.

– Bề mặt phẳng, mịn: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc sơn, trang trí và dễ dàng lau chùi, vệ sinh.

– Thẩm mỹ cao: Tấm thạch cao cho phép thiết kế nhiều hình dạng và kiểu dáng trang trí đa dạng, tạo nên không gian sống sang trọng và hiện đại.

– Thân thiện với môi trường: Vật liệu tự nhiên, không chứa chất độc hại, an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường.

Phân loại các loại tấm thạch cao dùng trong nội thất.

3 loại tấm thạch cao chính, bao gồm tấm thạch cao tiêu chuẩn, tấm thạch cao chống ẩmtấm thạch cao chống cháy. Mỗi loại có các ứng dụng thích hợp cho các không gian khác nhau.

Tấm thạch cao tiêu chuẩn

Tấm thạch cao tiêu chuẩn vĩnh tường

Thông số kỹ thuật

Đặc điểm Tấm tiêu chuẩn Vĩnh Tường – Gyproc
Màu sắc Biên bấm màu xanh, lớp giấy bề mặt có màu xám ngà
Ứng dụng Làm trần, tường, vách ngăn
Độ dày (mm) 9.0 ~ 12.7 ~ 15
Kích thước (R x D) 603 x 1213 hoặc 1220 x 2440
Cạnh tấm Cạnh vát – RE & Cạnh vuông – SE
Tiêu chuẩn và chứng nhận  – EN 520
– BS 1230
– ASTM C 1396

Tấm thạch cao tiêu chuẩn được ứng dụng trong hầu hết các không gian nội thất như phòng khách, phòng ngủ và phòng bếp. Loại tấm này có giá thành thấp hơn so với hai loại khác. Đặc điểm nhận dạng tấm tiêu chuẩn có màu trắng và đặc trưng bởi lớp viền màu xanh dương. Anh chị có thể nhận biết sản phẩm này thông qua màu sắc của các viền.

Ưu điểm:

  • Là vật liệu trang trí nội thất phổ biến, giúp không gian sống trở nên ấn tượng và thoải mái.
  • Dễ dàng thi công, lắp đặt, và có tính năng vượt trội như cách nhiệt, chống cháy, chịu lực tốt.

Nhược điểm:

  • Khả năng chống ẩm và chịu ẩm không cao. Trong quá trình sử dụng, nếu tiếp xúc với ẩm sẽ dẫn đến hư hỏng, nứt nẻ tấm thạch cao.
  • Giới hạn khả năng treo các vật phẩm nặng để tránh phá hủy cấu trúc của tấm.

Ứng dụng:

  • Tấm thạch cao dày 9mm phù hợp cho việc làm trần giật cấp, trần cong, trần uốn lượn… và thích ứng với từng đặc trưng của không gian nhà.
  • Tấm có độ dày >= 12.5mm có thể dùng để treo các vật dụng như kệ sách, kệ tivi nhỏ,… với khối lượng lên đến 20kg trên một điểm treo khi sử dụng vít chuyên dụng để lắp đặt.
  • Thường được áp dụng trong việc làm trần thạch cao cho phòng khách, vách ngăn,…

Tấm thạch cao chống ẩm

tấm thạch cao chống ẩm - chịu ẩm vượt trội, ngăn ngừa nấm mốc hiệu quả

Thông số 

Đặc điểm Tấm thạch cao siêu chống ẩm Vĩnh Tường – Gyproc
Đặc trưng  Lõi thạch có chứa phụ gia kháng nước,lớp giấy ngoài có khả năng chống ẩm
Màu sắc tấm Biên tấm màu xanh lá, lớp giấy bề mặt có màu rêu nhạt
Ứng dụng cho Làm vách, trần tường cho các khu vực ẩm ướt như nhà tắm, nhà vệ sinh, nhà bếp
Độ dày (mm) 9.0 ~ 12.7
Kích thước (rộng x dài) 1220 x 2440
Cạnh tấm Cạnh vát – RE và cạnh vuông – SE
Tiêu chuẩn và chứng nhận – ASTM C 1396

– BS 1230

– EN 520

 

Tấm thạch cao chống ẩm được kết hợp với các chất phụ gia không thấm nước và giấy chuyên dụng, phù hợp cho những khu vực có độ ẩm cao và ẩm ướt như nhà vệ sinh hay bếp, cũng như sử dụng ngoài trời hoặc nơi có mái che.

Hỗn hợp của loại tấm này kết hợp với chất Silicone giúp giảm khả năng hấp thụ ẩm. Bên cạnh đó, lớp giấy trên bề mặt có tính chống thấm nước, tăng khả năng chịu ẩm.

Tấm thạch cao chống ẩm có hai mặt: một mặt màu xám và một mặt màu xanh lá cây nhạt. Phần viền của loại tấm này cũng có màu xanh lá cây.

Ưu điểm

  • Tính năng chịu ẩm vượt trội, ngăn ngừa nấm mốc hiệu quả.
  • Trọng lượng nhẹ, bền, không bị cong vênh và dễ dàng thi công.

Nhược điểm:

  • Chỉ có khả năng chịu ẩm, không chống nước hoàn toàn.
  • Khi tiếp xúc với nước, tấm thạch cao có thể bị ố vàng, nấm mốc, mềm và vỡ ra thành từng mảnh nhỏ.
  • Khi làm trần có thể bị nứt tại các điểm nối giữa các tấm.

Ứng dụng:

  • Thích hợp cho khu có khí hậu ẩm ướt, sử dụng làm vật liệu ốp trần và tường cho toàn bộ ngôi nhà như phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ và cả nhà vệ sinh.
  • Đối với khu có khí hậu nắng nóng, thường được áp dụng cho nhà bếp và nhà vệ sinh trong không gian sống của gia đình.

Tấm thạch cao chống cháy

tấm thạch cao chống cháy

Thông số

Đặc điểm Tấm Thạch Cao Chống Cháy Gyproc
Đặc trưng  Lõi chứa phụ gia Micro Silica và sợi thủy tinh giúp tăng cường khả năng chống cháy.
Màu sắc Biên tấm màu đỏ, lớp giấy bề mặt màu hồng
Ứng dụng Làm vách, trần tường cho các khu vực có yêu cầu về chống cháy như cầu thang thoát hiểm, phòng bếp
Độ dày (mm) 12.7 ~ 15
Kích thước (rộng x dài) 1200 x 2400 và 1220 x 2440
Cạnh tấm Cạnh vát – RE và cạnh vuông – SE
Tiêu chuẩn và chứng nhận – ASTM C 1396

– BS 1230

– EN 520

– BS 476 part

Loại thạch cao chống cháy được kết hợp từ các tấm thạch cao chuyên dụng với lõi sợi thủy tinh và các chất phụ gia, mang lại giải pháp an toàn tối ưu cho các bức tường.

Khả năng chịu lửa kéo dài từ 60 phút, 90 phút và chống cháy lên đến 240 phút. Đặc điểm nổi bật  là không lan truyền lửa, ngăn cháy và ngăn ngừa nấm mốc.

Loại thạch cao chống cháy có hai mặt: một mặt màu hồng nhạt (hơi đỏ), mặt còn lại màu xám. Phào chỉ thạch cao được bọc bằng giấy màu đỏ. Loại tấm thạch cao này thường được sử dụng trong các khách sạn, tòa nhà chung cư, trung tâm thương mại, và các công trình yêu cầu độ an toàn cao.

Ưu điểm:

  • Thiết kế đa dạng với thời gian chống cháy khác nhau.
  • Cường độ cao hơn so với trần thường, thích hợp cho các không gian yêu cầu độ bền cao.
  • Tăng khả năng chịu nhiệt, bảo vệ tài sản gia đình và đảm bảo bền vững tốt nhất cho không gian sống.

Nhược điểm:

  • Giá thành cao hơn so với các loại trần thường.
  • Thời gian thi công kéo dài hơn.

Ứng dụng thực tế:

  • Vách thạch cao chống cháy được ưa chuộng trong các công trình yêu cầu an toàn chống cháy nổ cao.
  • Một số không gian sống cần sử dụng tấm thạch cao chống cháy để đảm bảo an toàn cho gia đình và tài sản.

Lợi ích của thạch cao trong thiết kế thi công nội thất

–Thẩm mỹ cao: Thạch cao cho phép tạo ra các hình dạng và kiểu dáng đa dạng, giúp không gian nội thất trở nên ấn tượng, sang trọng và đẳng cấp hơn.

–Tính linh hoạt: Bạn có thể dễ dàng thiết kế và thay đổi theo ý muốn từ trần nhà, vách ngăn cho đến các chi tiết trang trí khác, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng.

–Giảm sức nặng công trình: Thạch cao có trọng lượng nhẹ hơn so với các vật liệu truyền thống, giúp giảm tải trọng lên kết cấu công trình và tiết kiệm chi phí.

–Thi công nhanh chóng: Tấm thạch cao ễ dàng cắt, gia công và lắp đặt, tiết kiệm thời gian thi công và nâng cao hiệu quả công trình.

–Tính kinh tế: Thạch cao có giá thành hợp lý và dễ tìm mua trên thị trường, giúp tiết kiệm chi phí cho các dự án thiết kế nội thất.

Xem thêm: Thạch cao có độc không & lưu ý khi sử dụng

Tiêu chuẩn và quy định về thạch cao

Có nhiều tiêu chuẩn và quy định liên quan đến thạch cao trong ngành xây dựng và thiết kế nội thất. Một số tiêu chuẩn quốc tế và quốc gia phổ biến bao gồm:

–ASTM C1396: Đây là tiêu chuẩn của Viện Tiêu chuẩn và Kiểm định Hoa Kỳ (American Society for Testing and Materials) đưa ra các yêu cầu về tấm thạch cao, bao gồm kích thước, độ dày, độ chịu lực, độ chịu ẩm và độ chống cháy.

–BS 1230: Tiêu chuẩn Anh Quốc này quy định về tấm thạch cao dùng trong thi công và thiết kế nội thất, bao gồm các thông số kỹ thuật, đặc tính kỹ thuật và yêu cầu về chất lượng sản phẩm.

–EN 520: Tiêu chuẩn này của Liên minh Châu Âu (EU) đưa ra các yêu cầu độ dày, độ chịu lực, độ chống cháy và các thông số kỹ thuật khác.

–TCVN 8256: Tiêu chuẩn Việt Nam về tấm thạch cao, đưa ra các thông số kỹ thuật, yêu cầu về chất lượng và quy trình kiểm tra sản phẩm.

–Quyết định số 49/2008/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng Việt Nam quy định về việc ban hành Định mức tiêu thụ vật tư cho các công trình, trong đó có các thông số liên quan đến việc sử dụng thạch cao.

Tổng kết

Thạch cao là một vật liệu hữu ích cho nhiều công việc trong xây dựng và trang trí. Hiểu rõ về thạch cao và cách sử dụng sẽ giúp bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp và đạt được hiệu quả cao nhất. Bài viết được Tongkhothachcao.com tổng hợp hy vọng sẽ giải đáp được các vấn đề bạn đang gặp phải.

Câu hỏi thường gặp về thạch cao(FAQs)

Thạch cao làm từ gì?

Thạch cao là một khoáng vật tự nhiên tên gọi khoa học là Calcium Dihydrate (CaSO4. 2H2O). Trong đó, 79.1% Calcium Sunfat và 20.9% còn lại là nước. Khi nung ở nhiệt độ 150°C ta sẽ thu được thạch cao khan, chứa 79.0%.

Thạch cao dùng để làm gì?

Thạch cao là một vật liệu xây dựng được sử dụng rộng rãi để làm các công trình và trang trí nội thất. Thường được dùng để tạo thành các bức tường giả, trần nhà, vách ngăn và các tấm ốp tường. Ngoài ra, vật liệu này còn được sử dụng để làm các đồ trang trí như tượng, bình hoa, đồ đồng hồ và các sản phẩm trang trí khác.

Thạch cao có an toàn cho sức khỏe không?

Thạch cao hoàn toàn an toàn cho sức khỏe người sử dụng nếu được sản xuất và thi công đúng quy trình. Thạch cao là chất liệu tự nhiên và không độc hại, không gây kích ứng da hoặc đường hô hấp.

Thạch cao có chịu được nước không?

Thạch cao thông thường không chịu được nước tốt. Khi tiếp xúc trực tiếp với nước hoặc ẩm ướt, tấm thạch cao sẽ hấp thụ ẩm và dễ bị hư hại, nứt nẻ, ố vàng hay sinh ra nấm mốc.

Khả năng cách nhiệt và cách âm của thạch cao có tốt không?

Thạch cao có khả năng cách nhiệt và cách âm tốt, đó là lý do vì sao nó trở thành vật liệu phổ biến trong xây dựng và thiết kế nội thất.

Làm thế nào để bảo quản và vệ sinh sản phẩm thạch cao?

Tránh va đập mạnh và tiếp xúc với nước: Thạch cao rất dễ vỡ khi bị va chạm mạnh hoặc tiếp xúc với nước, vì vậy bạn nên tránh đặt sản phẩm thạch cao gần vật dụng nặng hoặc trong khu vực có nguy cơ va đập, cũng như tránh tiếp xúc với nước.

Bảo quản sản phẩm ở nơi khô ráo: Sản phẩm thạch cao nên được bảo quản ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp và giữ cho nhiệt độ ổn định.

Vệ sinh bề mặt sản phẩm: Bạn có thể dùng một tấm vải mềm và khô để lau sạch bề mặt sản phẩm thạch cao.

5/5 - (1 bình chọn)


Bài viết liên quan

Môt số lưu ý khi thi công trần thạch cao

Trần thạch cao là một giải pháp xây dựng phổ biến, cung cấp nhiều lợi [...]

Nguyên nhân trần thạch cao bị mốc, ố vàng & Cách xử lý hiệu quả tại nhà

Cách xử lý trần thạch cao bị mốc là vấn đề quan trọng khi bạn [...]

Trần thạch cao bị ngấm nước có sao không? Cách xử lý trần thạch cao bị thấm nước

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng gặp phải tình trạng trần thạch cao [...]

Trần Thạch Cao Bị Võng: Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục và Phòng Tránh

Trần thạch cao võng xệ xuống, tạo thành những vết lõm mất thẩm mỹ, thậm [...]

Cách vệ sinh trần thạch cao đơn giản, hiệu quả tại nhà

Trần thạch cao đang trở thành lựa chọn phổ biến trong thiết kế nội thất [...]

So sánh tấm thạch cao Mikado và Vĩnh Tường nên chọn loại nào?

Trong thị trường sôi động này, hai thương hiệu tấm thạch cao Mikado và Vĩnh [...]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *