Trần thạch cao nổi là gì? Có mấy loại trần thạch cao khung xương nổi?

Hiện nay, trần thạch cao nổi được nhiều khách hàng lựa chọn thi công trong thiết kế nội thất trần phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp,… Vậy mẫu trần thạch cao khung xương nổi này có ưu nhược điểm gì? Giá bao nhiêu? Bài viết dưới đây, Tổng Kho Thạch Cao sẽ giới thiệu đầy đủ thông tin về mẫu trần này hãy xem chi tiết nhé!

Trần thạch cao nổi là gì?

trần thạch cao khung xương nổi

Trần thạch cao nổi hay còn được gọi là trần thạch cao khung xương nổi, trần nổi là một hệ thống trần được sử dụng rộng rãi. Hệ thống này bao gồm khung xương và tấm thạch cao chuyên dụng. 

Khung xương được lắp thành các ô vuông có kích thước 600x600mm hoặc ô chữ nhật có kích thước 600x1200mm. Có thể sử dụng tấm thạch cao chuyên dụng hoặc tấm trang trí để lắp đặt trên khung xương. Kiểu dáng trần thạch cao thả đơn giản nhưng vẫn mang lại vẻ trang nhã và tiện ích.

cấu tạo hệ trần thạch cao thả

Các loại trần nổi thạch cao hiện nay

Hiện nay trên thị trường, có nhiều loại trần thạch cao nổi được cung cấp bởi các nhà sản xuất khác nhau. Tuy nhiên, trần thạch cao nổi chủ yếu được chia thành hai dạng chính như sau:

Trần thạch cao thả nổi tấm phủ PVC: 

Loại trần này sử dụng khung xương nổi từ các nhà sản xuất khác nhau kết hợp với tấm thạch cao được phủ bề mặt bằng tấm PVC. 

Tấm PVC có nhiều ưu điểm như chống bám bụi, chống bẩn, độ bền cao, mặt sau có lớp giấy bạc chống thấm nước và cách nhiệt tốt. Các nhãn hiệu tấm phủ PVC phổ biến trên thị trường bao gồm: Vĩnh Tường, Star, Suntex…

tran thạch cao thả phủ nhựa pvc

Trần thạch cao khung nổi sợi khoáng: 

Đây là loại trần kết hợp giữa tấm sợi khoáng và khung xương trần thả thông thường hoặc khung xương được thiết kế đặc biệt cho tấm sợi khoáng (trong một số trường hợp, có sử dụng tấm gờ nhỏ). 

Tấm trần sợi khoáng có trọng lượng nhẹ, mềm mịn, bề mặt được đục lỗ để tạo hiệu ứng âm thanh và cách nhiệt tốt. 

Tấm trần thạch cao sợi khoáng có nhiều mẫu mã đa dạng và mỹ thuật hơn so với tấm thạch cao phủ PVC, tuy nhiên, giá thành cũng cao hơn. Các nhãn hiệu tấm sợi khoáng phổ biến trên thị trường gồm: Armstrong, Daiken, AMF, USG…

tấm trần thạch cao sợi khoáng thả nổi

Trần thạch cao nổi có ưu nhược điểm gì? 

tìm hiểu trần thạch cao khung thả có ưu nhược điểm gì

Ưu điểm 

  • Trần nổi có nhiều ưu điểm vượt trội. Đặc biệt cách nhiệt, cách âm và chống cháy tốt. Điều đáng chú ý là trần nổi không sinh ra khói độc hại cho sức khỏe và không chứa các chất gây hại, giúp tiết kiệm chi phí khi sử dụng điều hòa. 
  • Quá trình thi công trần nổi nhanh chóng, gọn nhẹ, tiết kiệm thời gian. So với các loại trần thạch cao khác, trần nổi thường có chi phí thấp hơn. 
  • Ngoài ra, nó còn dễ dàng tháo lắp, sửa chữa. Khi xảy ra sự cố, bạn chỉ cần tháo tấm trần thạch cao hỏng và thay thế bằng tấm mới một cách thuận tiện. 
  • Trần nổi cũng thuận tiện cho việc lắp đường dây và các thiết bị, hệ thống thông gió. Vì vậy, việc thay thế trở nên dễ dàng hơn. 
  • Khi thời tiết thay đổi, trần nổi ít bị co võng sau khi thi công. 
  • Với giá thành rẻ, trần nổi mang lại thẩm mỹ cao và có khả năng ứng dụng linh hoạt với mọi phong cách thiết kế nội thất và không gian kiến trúc đẹp.

Nhược điểm 

  • Việc thay đổi mẫu mã trên trần nổi (trần thả) thường gặp khó khăn do sử dụng những tấm có kích thước cố định. 
  • Các tấm nhỏ gây cảm giác chia vụn không gian, do đó trần nổi (trần thả) ít được ứng dụng trong thiết kế nhà ở. 
  • Tính thẩm mỹ của trần nổi cũng thường kém hơn so với trần chìm.

Xem thêm: 45+ Mẫu trần thạch cap phẳng đẹp, hiện đại & đẳng cấp

Kích thước trần thạch cao khung nổi tiêu chuẩn là bao nhiêu?

Kích thước trần thạch cao khung nổi phổ biến nhất là 600x600mm và 600x1200mm. Kích thước này phù hợp với hầu hết các loại tấm thạch cao và hệ khung xương trần thạch cao.

Ngoài ra, trần thạch cao nổi cũng có thể được thiết kế với các kích thước khác nhau, tùy theo nhu cầu và sở thích của gia chủ. Ví dụ, có thể được thiết kế với kích thước 300x300mm, 400x400mm, 500x500mm, 800x800mm, 1000x1000mm,…

Kích thước trần thạch cao khung nổi có ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và khả năng chịu lực của trần. Kích thước trần càng nhỏ thì trần càng tinh tế và dễ dàng uốn cong theo các hình dạng khác nhau. Tuy nhiên, trần có kích thước nhỏ cũng có khả năng chịu lực kém hơn. Kích thước trần càng lớn thì trần càng chắc chắn và chịu lực tốt. Ngược lại, cũng khó uốn cong và đòi hỏi kỹ thuật thi công cao hơn.

Nên làm trần thạch cao chìm hay nổi?

nên làm trần thạch cao nổi hay trần chìm

Mỗi loại trần thạch cao sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và không gian công trình, bạn có thể lựa chọn phù hợp. Dưới đây làm bảng so sánh bạn có thể tham khảo nhé.

Ưu điểm Nhược điểm
Trần thạch cao nổi
  • Khi thời tiết thay đổi liên tục, trần nổi ít bị cong võng.
  • Quá trình thi công nhanh chóng và đơn giản, giúp tiết kiệm thời gian và công sức.
  • Thuận tiện trong việc tháo lắp, sửa chữa, lắp đặt các thiết bị đường dây và hệ thống thông gió trên trần.
  • Chất liệu của trần nổi cách âm, cách nhiệt, chống cháy. Đặc biệt, nó còn chống lan truyền lửa và không tạo ra khói độc hại cho sức khỏe.
  • Chi phí thi công thường rẻ hơn so với các loại trần thạch cao khác.
  • Không mang lại tính thẩm mỹ cao cho các công trình thiết kế và có khả năng trang trí hoa văn hạn chế so với trần chìm.
  • Các tấm trần nổi có kích thước nhỏ, gây cảm giác chia vụn không gian. Do đó, thường được ứng dụng cho các không gian lớn.
  • Khi lắp đặt, không gian bị chia rẽ, tạo cảm giác không gian không liền mạch và gắn kết.
  • Thường sử dụng những tấm có kích thước cố định, gây khó khăn trong việc thay đổi mẫu mã.
Trần thạch cao chìm
  • Trần thạch cao chìm có tính thẩm mỹ cao hơn trần nổi. Nó dễ dàng trang trí và decor theo ý thích của gia chủ. 
  • Đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng và màu sắc, mang đến nhiều lựa chọn cho khách hàng. 
  • Dễ dàng định hình với nhiều kiểu thiết kế theo phong cách khác nhau. Quá trình thi công nhanh chóng, dễ lắp ráp, tiết kiệm thời gian thực hiện. Trần thạch cao chìm còn có những tính năng vượt trội hơn trần nổi, bao gồm chống thấm, cách âm, cách nhiệt và độ bền lâu.
  • Chi phí đắt đỏ và đòi hỏi kỹ thuật phức tạp hơn trong quá trình thi công và bảo trì.
  • Khó tháo dỡ để sửa chữa và tốn nhiều công sức. Khi cần sửa chữa trần chìm, thường phải tháo toàn bộ trần xuống. Nếu không sửa chữa kịp thời, có thể phải hủy bỏ toàn bộ trần nhà.
  • Dễ bị rạn nứt do tác động của thời tiết hoặc thời gian sử dụng. Không phù hợp cho những ngôi nhà cấp 4 có mái tôn, vì nó dễ bị thấm nước và màu sắc dễ phai.

Báo giá trần thạch cao khung nổi mới nhất

Giá trần thạch cao nổi có thể dao động từ 115.000 đến 155.000 đồng/m2, tùy thuộc vào loại tấm (gyproc hoặc Boral) và diện tích cần thi công. Báo giá có thể thay đổi theo thời gian và phụ thuộc vào đơn vị thi công trần tại khu vực địa lý của bạn.

Tham khảo mẫu trần thạch cao nổi đẹp sang trọng

Hiện nay, trần thạch cao khung nổi được ứng dụng phổ biến trong rất nhiều công trình nội thất có thể điểm qua như: Trần nhà phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ, quán cafe, showroom, văn phòng,… Dưới đây Tổng Kho Thạch Cao xin gửi đến bạn những mẫu trần thạch cao khung xương nổi đẹp hiện đại nhất.

 

mẫu trần thạch cao nổi phủ nhựa pvc

mẫu trần khung nổi khòng khách

mẫu trần thả nổi phòng ngủ

mẫu trần thạch cao khung nổi hành lang

thiết kế mẫu trần thạch cao nổi văn phòng

mẫu trần thạch cao khung nổi nhựa pvc phòng khách hoa văn đơn giản

mẫu trần thạch cao khung xương nổi

3+ Lưu ý khi làm trần thạch cao khung xương nổi 

  1. Khi lắp đặt trần nổi hoặc trần thạch cao thả, không nên sử dụng quá nhiều màu sắc khác nhau, đặc biệt là đối với những ngôi nhà có diện tích nhỏ. Điều này sẽ không tạo ra hiệu quả thẩm mỹ cao. Thay vào đó, nên sử dụng trần nổi đơn giản, màu sắc nhẹ và đồng bộ để làm cho không gian trở nên đẹp và sang trọng hơn rất nhiều.
  2. Trong quá trình thi công, hãy chuẩn hóa hệ thống bóng đèn và thiết bị bên trong để thuận tiện và nhanh chóng thực hiện việc lắp đặt trần thả, tránh tình trạng sau khi thi công xong phải thực hiện việc vá đục và sửa chữa, điều này sẽ tốn nhiều thời gian và công sức.
  3. Hãy chọn khung xương trần thạch cao nổi đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ. Nếu không, sẽ phải tiến hành nhiều lần sửa chữa, ảnh hưởng đến quá trình sinh hoạt và dễ dàng gây va chạm với hệ thống kỹ thuật.

Ngoài ra, cần lưu ý khoảng cách và kích thước của trần thả sao cho phù hợp nhất. Đối với những ngôi nhà có diện tích nhỏ, cần xem xét kỹ lưỡng khi sử dụng trần thạch cao.

Kết luận

Trần thạch cao nổi giải pháp tạo nên thiết kế nội thất ấn tượng, độc đáo. Với mẫu mã đa dạng đáp ứng mọi yêu cầu về phong cách trang trí, từ cổ điển đến hiện đại. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp để cải tạo không gian sống của mình trở nên phong cách và tinh tế hơn, hãy xem xét lựa chọn trần thạch cao nổi. Nếu còn câu hỏi nào về mẫu trần này hãy để lại câu hỏi để Tongkhothachcao.com giải đáp giúp bạn nhé.

Rate this post


Bài viết liên quan

100+ Mẫu Trần Thạch Cao Đẹp, Đơn Giản & Mới Nhất 2024

Trần thạch cao là giải pháp trang trí và cách âm hiệu quả cho không [...]

So sánh trần nhôm và trần thạch cao

Ngày nay, bên cạnh trần nhà thạch cao vốn đã quen thuộc, trần nhôm nổi [...]

Báo giá Tấm thạch cao Gyproc Thái Lan

Tấm thạch cao Thái Lan ngày càng được tin dùng bởi chất lượng tốt, mẫu [...]

Sơn lót là gì? Vì sao cần sơn lót cho trần thạch cao?

Bạn đang thi công trần thạch cao cho tổ ấm của mình và phân vân [...]

Quy trình sản xuất tấm thạch cao

Tấm thạch cao vật liệu xây dựng quen thuộc trong các công trình kiến trúc [...]

Trần thạch cao nhà xưởng: Thi công lắp đặt nhanh chóng

Nếu kho xưởng của bạn là trần bê tông thô hoặc mái tôn nóng bức, [...]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *