Hướng dẫn cách đóng trần thạch cao thả đơn giản

Trần thạch cao thả đang ngày càng phổ biến do tính thẩm mỹ và khả năng cách âm tốt. Tuy nhiên, quá trình đóng trần thạch cao thả lại khiến nhiều người lo lắng bởi sự phức tạp. Bài viết này Tổng Kho Thạch Cao sẽ hướng dẫn bạn cách đóng trần thả đơn giản, dễ dàng và hiệu quả nhất.

 

Chuẩn bị dụng cụ thi công trần thạch cao thả

tấm thạch cao 600x600, khung xương, ty treo, kéo, thước đo,... là những dụng cụ đóng trần thả thạch cao

Để thực hiện việc lắp đặt trần thạch cao, bạn cần chuẩn bị các vật liệu sau:

Khung xương: Bao gồm thanh xương chính, thanh phụ và V viền tường.

Tấm thạch cao thả: Có kích thước 600×600 hoặc 600×1200. Có thể sử dụng tấm thạch cao, tấm nhựa, tấm nhôm hoặc tấm gỗ.

Các vật liệu phụ trợ: Gồm ty treo, ốc vít, đinh và tăng đơ.

Xem thêm: Hướng dẫn định mức vật tư khung xương trần thả từ chuyên gia

Các bước đóng trần thả thạch cao đơn giản

Bước 1: Xác định chiều cao trần

Xác định chiều cao trần thả là bước quan trọng

Sử dụng tia laser hoặc ống Nivo để xác định độ cao của trần. Đánh dấu những điểm trần nổi để chuẩn bị cho việc tính toán khung xương phù hợp.

Chú ý: Đo xác định chiều cao trần cần chính xác, tránh sai sót để phù hợp với khung xương và tấm trần.

Bước 2: Cố định thanh viền tường

sau khi xác đinh chiều cao tiếp theo hãy Cố định thanh viền tường khi công trần thả

Đo đạc và tính toán khoảng cách lỗ khoan đều nhau trên thanh viền. Sử dụng khoan hoặc búa đóng đinh để cố định thanh viền vào tường hoặc vách (đối với tường bê tông, sử dụng máy khoan).

Chú ý: Khoảng cách giữa các lỗ đinh hoặc lỗ khoan không vượt quá 300mm.

Bước 3: Phân chia trần

Các kích thước phổ biến của trần thạch cao thả:

  • 610x610mm
  • 600x600mm
  • 610x1220mm
  • 600x1200mm

Đây là khoảng cách giữa các tâm điểm của thanh chính và thanh phụ.

Bước 4: Móc các điểm treo

móc các điểm treo với khoảng cách phù hợp

Đảm bảo khoảng cách 1200 – 1220mm giữa các điểm treo. Khoảng cách từ vách tới móc đầu tiên là 600mm hoặc 610mm.

Sử dụng khoan bê tông để khoan trực tiếp vào sàn bê tông cốt thép (sử dụng mũi khoan 8mm), sau đó liên kết chúng bằng pát và tắc kê nở.

Bước 5: Móc và liên kết thanh chính và thanh phụ

moc va lien ket thanh chinh va thanh phu

Kết nối và liên kết các thanh chính và phụ theo khoảng cách tiêu chuẩn đã xác định trước đó.

Bước 6: Điều chỉnh khung xương

Chỉnh sửa khung xương để đảm bảo mặt bằng trần phẳng và chính xác. Sử dụng dây chéo, máy laser hoặc thước để kiểm tra và điều chỉnh từng vùng.

Bước 7: Lắp đặt và xử lý tấm thạch cao

lap dat va xu ly tam thach cao

Lắp đặt tấm thạch cao theo kích thước phù hợp với hệ trần. Sau đó, cắt bỏ phần viền thừa của tấm thạch cao.

Đối với hệ trần có kích thước:

  • Hệ trần 610x610mm sử dụng tấm thạch cao kích thước 606x605mm.
  • Hệ trần 600x600mm sử dụng tấm thạch cao kích thước 595x595mm.
  • Hệ trần 610x1220mm sử dụng tấm thạch cao kích thước 605x1210mm.
  • Hệ trần 600x1200mm sử dụng tấm thạch cao kích thước 595x1190mm.

Bước 8: Vệ sinh và kiểm tra cuối cùng

Vệ sinh và kiểm tra lại trần thả là bước cuối

Kiểm tra lại công trình, vệ sinh sạch sẽ trần và sàn nhà trước khi bàn giao cho chủ nhà.

Việc thực hiện đúng các bước này không chỉ đảm bảo việc thi công trần thạch cao được thực hiện một cách chính xác mà còn tối ưu hóa cho việc duy trì và bảo dưỡng sau này.

Một số lưu ý khi thi công trần thạch cao thả

lưu ý khi thi công trần thả

Để có mặt trần thạch cao không tì vết, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chọn mua vật tư đạt chuẩn và có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo chất lượng công trình.
  • Vệ sinh sạch mặt bằng, loại bỏ triệt để các vật cản trở trước khi thi công.
  • Khung giá đỡ phải được gia cố chắc chắn, không rung lắc dưới tải trọng của tấm thạch cao.
  • Khi dán tấm thạch cao, cần đảm bảo các tấm vuông góc, chỉnh ly tốt với nhau.
  • Khâu ốp góc và khe mí nối phải thật kỹ, nhẵn mịn để giảm độ co ngót về sau.
  • Tường nhà, cửa sổ cũng phải được bảo vệ cẩn thận để tránh làm bẩn, hư hỏng khi thi công trần.
  • Ngoài ra cũng nên tránh thi công trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt để đảm bảo chất lượng công trình.

Hi vọng với những chia sẻ của mình về cách đóng trần thạch cao thả, bạn đã có thêm kiến thức để thi công hoàn thiện trần thả nhanh chóng và thành công. Thiết kế trần thạch cao sẽ mang lại vẻ đẹp hiện đại cho không gian của bạn. Chúc bạn thành công!

Rate this post


Bài viết liên quan

Môt số lưu ý khi thi công trần thạch cao

Trần thạch cao là một giải pháp xây dựng phổ biến, cung cấp nhiều lợi [...]

Nguyên nhân trần thạch cao bị mốc, ố vàng & Cách xử lý hiệu quả tại nhà

Cách xử lý trần thạch cao bị mốc là vấn đề quan trọng khi bạn [...]

Trần thạch cao bị ngấm nước có sao không? Cách xử lý trần thạch cao bị thấm nước

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng gặp phải tình trạng trần thạch cao [...]

Trần Thạch Cao Bị Võng: Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục và Phòng Tránh

Trần thạch cao võng xệ xuống, tạo thành những vết lõm mất thẩm mỹ, thậm [...]

Cách vệ sinh trần thạch cao đơn giản, hiệu quả tại nhà

Trần thạch cao đang trở thành lựa chọn phổ biến trong thiết kế nội thất [...]

So sánh tấm thạch cao Mikado và Vĩnh Tường nên chọn loại nào?

Trong thị trường sôi động này, hai thương hiệu tấm thạch cao Mikado và Vĩnh [...]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *